Câu hỏi:Vùng chịu ngập lụt nghiêm trọng nhất ở nước ta hiện nay là
A.đồng bằng sông Hồng.
Bạn đang xem: Vùng chịu ngập lụt nghiêm trọng nhất ở nước ta hiện nay là
B.đồng bằng miền Trung.
C.duyên hải Nam Trung Bộ.
D.đồng bằng sông Cửu Long.
Trả lời:
Đáp án đúng:A.đồng bằng sông Hồng.
Giải thích :
Vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất ở nước ta hiện nay là đồng bằng sông Hồng, do diện mưa bão rộng, lũ tập trung trong các hệ thống sông lớn, mặt đất thấp,xung quanh lại có đê bao bọc, mật độ xây dựng cao.
Giới thiệu chung về lưu vực sông Hồng
1.Đặc điểm về địa hình:
Lưu vực sông Hồng nằm ở khu vực Đông Nam Á. Phía Bắc giáp với lưu vực sông Dương Tử, phía Đông giáp lưu vực sông Thái Bình, phía Tây giáp với các lưu vực sông Mekong và sông Mã và phía Nam giáp với Vịnh Bắc Bộ. Sông Hồng bắt nguồn từ vùng núi phía đông nam Trung Quốc; khi vào Việt Nam ở Lào Cai, có tên là sông Cái, hoặc sông Thao, hoặc sông Hồng. Nhánh chính dài khoảng 1.140 km, và chảy qua tỉnh Vân Nam của Trung Quốc và một số tỉnh của Việt Nam trước khi chảy vào Biển Đông thông qua bốn cửa sông Đáy, Lạch Giang, Ba Lạt, Trà Lý. Sông Thao hợp lưu với hai nhánh sông lớn, sông Đà và sông Lô, tạo thành nhánh chính của vùng hạ lưu được đặt tên là sông Hồng (Red).
=> Địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông thuỷ bộ và cơ sở hạ tầng của vùng.
2. Đặc điểm về khí hậu Khí hậu lưu vực sông Hồng khá đồng nhất trong bốn tiểu lưu vực và mang đặc tính cận nhiệt đới. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 tới tháng 10, chiếm 85 đến 90% tổng lượng mưa hàng năm, và mùa khô từ tháng 11- tháng 4 chỉ chiếm 10-15%.
3. Đặc điểm sông ngòi
Hệ thống sông Hồng có ba nhánh chính: sông Đà, Thao và Lô. Tất cả ba con sông bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) và sau đó chảy vào Việt Nam. Vùng đồng bằng sông Hồng có một mạng lưới chằng chịt kênh rạch. Sông Hồng có một số phân lưu gồm các sông Đuống và sông Luộc chảy vào sông Thái Bình; và các sông Trà Lý, sông Đào và sông Ninh Cơ. Sông Hồng chảy ra vịnh Bắc Bộ tại cửa Ba Lạt, cũng như các cửa sông Trà Lý, Lạch Giang và sông Đáy.
=> Hệ thống sông ngòi tương đối phát triển. Tuy nhiên về mùa mưa lưu lượng dòng chảy quá lớn có thể gây ra lũ lụt, nhất là ở các vùng cửa sông khi nước lũ và triều lên gặp nhau gây ra hiện tượng dồn ứ nước trên sông. Về mùa khô (tháng 10 đến tháng 4 năm sau), dòng nước trên sông chỉ còn 20-30% lượng nước cả năm gây ra hiện tượng thiếu nước. Bởi vậy, để ổn định việc phát triển sản xuất, đặc biệt trong nông nghiệp thì phải xây dựng hệ thống thuỷ nông đảm bảo chủ động tưới tiêu và phải xây dựng hệ thống đê điều chống lũ và ngăn mặn.
Xem thêm: Điểm Danh Các Phần Mềm Chơi Nhiều Acc Game Trên 1 Máy Tính Hot Nhất

4. Đặc điểm kinh tế
Đồng bằng sông Hồng, cùng với đồng bằng sông Cửu Long là khu vực kinh tế và nông nghiệp trọng điểm ở Việt Nam. Nền kinh tế của khu vực dựa trên các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Công nghiệp chủ yếu là luyện kim, hóa chất, vật liệu xây dựng cùng với chế biến thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng. Sản xuất nông nghiệp phần lớn dựa trên canh tác các loại cây trồng và nuôi trồng thủy sản. Sản xuất thủy điện rất quan trọng tại các hồ chứa lớn (Hòa Bình, Thác Bà, Sơn La, Tuyên Quang). Du lịch cũng là một hoạt động kinh tế quan trọng ở một số các tỉnh (Hà Nội, Tam Cốc, Bích Động, Tràng An - Ninh Bình; Hạ Long - Quảng Ninh; Tam Đảo - Vĩnh Phúc).