Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi: “Tần số dao động là gì? Đơn vị của tần số” cùng với kiến thức tham khảo do Top lời giải biên soạn là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Vật lí 11.
Bạn đang xem: Tần số giao động là gì
Trả lời câu hỏi: Tần số dao động là gì? Đơn vị của tần số
- Tần số là số dao động mà vật thực hiện được trong một giây.
- Đơn vị của tần số là Héc
- Ký hiệu : Hz
Cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu về độ cao của âm dưới đây nhé!
Kiến thức tham khảo về độ cao của âm
1. Dao động nhanh, chậm – Tần số
- Vật thực hiện một dao động nghĩa là khi vật đi được quãng đường kể từ khi bắt đầu dao động cho đến khi nó lặp lại vị trí như cũ.
- Khi vật dao động, nếu trong một đơn vị thời gian vật thực hiện càng nhiều dao động thì ta nói vật dao động càng nhanh. Ngược lại nếu vật thực hiện càng ít dao động thì ta nói vật dao động càng chậm.
- Tần số là số dao động mà vật thực hiện được trong một giây.
- Đơn vị của tần số là Héc (kí hiệu là Hz).
⇒ Vật dao động càng nhanh thì tần số dao động của vật càng lớn. Ngược lại, vật dao động càng chậm thì tần số dao động của vật càng nhỏ.
2. Âm cao (âm bổng) - Âm thấp (âm trầm)
a. Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số
- Âm phát ra càng cao (bổng) khi tần số dao động càng lớn
- Âm phát ra càng thấp (trầm) khi tần số dao động càng bé

b. Âm sắc

- Dựa vào âm sắc mà chúng ta có thể phân biệt được các loại nhạc cụ
- Mỗi một loại nhạc cụ khác nhau sẽ phát ra âm thanh có cùng độ cao, Nhưng tai ta có thể phân biệt được âm của từng loại nhạc cụ, bởi chúng có những âm sắc khác nhau.
- Âm có cùng 1 độ cao do các nhạc cụ khác nhau phát ra có cùng 1 chu kỳ. Nhưng đồ thị dao động của chúng lại có dạng khác nhau. Vì vậy, âm sắc cũng là một trong những đặc trưng sinh lí của âm giúp ta có thể phân biệt được âm do các nguồn khác nhau phát ra. Và âm sắc có liên quan mật thiết tới đồ thị dao động âm.
- Chẳng hạn, cùng 1 bản nhạc nhưng khi nghe ta có thể xác định được bản nhạc này được chơi bằng các loại nhạc cụ khác nhau như piano, violin, guitar,… Bởi âm sắc của các loại nhạc cụ này rất khác nhau.
3. Siêu âm và hạ âm là gì?
- Nhắc đến khái niệm độ cao của âm, chắc chắn nhiêu người tò mò về siêu âm và hạ âm. Đây là những khái niệm thường được nhắc đến bởi chúng gắn liền với tần số. Hơn nữa, chúng cũng phác họa chi tiết về sự ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
3.1 Siêu âm là gì?
- Những loại âm có tần số trên 20000Hz được gọi là siêu âm. Tai nghe của con người chỉ có thể nghe được âm có tần số từ 20Hz đến 20000Hz. Bởi thế, nếu vượt ngoài ngưỡng này thì tai của người không thể nghe được.
- Siêu âm là âm thanh có tần số cao hơn so với tần số tối đa tai người có thể nghe. Nói cách dễ hiểu hơn, đây là âm thanh con người không thể nghe được. Những loài cá như cá heo hoặc cá voi thường sử dụng âm thanh này. Chúng có thể giao tiếp với nhau mà con người không thể nghe được.
Xem thêm: Alveolar Là Gì - Từ Điển Anh Việt Alveolar
3.2 Hạ âm là gì?
- Nhắc đến hạ âm, đây cũng là âm mà con người không thể nghe thấy. Thế nhưng khác với siêu âm, tần số của hạ âm lại nhỏ hơn 20Hz. Bởi thế, hạ âm thường được sử dụng để dự báo động đất. Ngoài ra, chúng cũng được dùng để khảo sát các tầng địa chất hay là cách ứng dụng trong y tế.
4. Trắc nghiệm vận dụng
Câu 1: Một vật dao động phát ra âm có tần số 50Hz và một vật khác dao động phát ra âm có tần số 70Hz. Vật nào dao động nhanh hơn?