Kỹ sư tên lửa Vũ Đình Thanh vừa chế ra cây nỏ với một ống chứa mũi tên có thể bắn đi cùng lúc hàng chục mũi tên.
Bạn đang xem: Nỏ thần an dương vương
![]() |
Sau khi vận hành nỏ nhiều lần, tự bắn vỡ tường nhà mình, ông Thanh cũng đã trao đổi với bạn bè là các chuyên gia vũ khí tại Nga. “Họ rất thích các mũi tên đồng vì hình dáng khí động học khiến mũi tên có thể lao rất tốt. Các cụ đã tính toán được việc sức nặng dồn phía trước của mũi tên để nó có thể lao nhanh mạnh”, ông Thanh nhớ lại. Các chuyên gia này cũng thích ý tưởng mũi tên lớn chứa hàng chục mũi tên nhỏ. Nếu giữ nguyên lý này, các ống tên có thể chứa đến cả trăm mũi tên.
\n
Tấn công từ xa
Bắn xuyên táoHiện tại, ông Thanh đã tính toán sơ bộ sức tác động của lực mũi tên bắn đi. Theo đó, lực bắn của mũi tên có thể đạt tới rất cao, thậm chí có thể bắn xuyên táo, và ở cự ly khoảng 500 m. Điều này cũng thích hợp với việc truyền thuyết kể về chuyện nỏ thần có thể gây bất ngờ, sức sát thương lớn. “Rất có thể đây là nguyên lý của nỏ thần An Dương Vương”, chuyên gia vũ khí này chia sẻ. Tuy vậy, cũng phải nói thêm rằng, cho tới nay việc nghiên cứu phục dựng “nỏ thần” chưa đạt tới thành quả bắn liền một lúc hàng chục, hàng trăm mũi tên. Lần đầu tiên nhìn thấy mũi tên đồng Cổ Loa, ông Thanh đã thắc mắc sao mũi tên lại bé như vậy. Mũi tên này chỉ dài từ 8 - 11 cm. Nó không giống tưởng tượng về chiếc nỏ và mũi tên trước đó của ông. “Tôi đã nghĩ là mũi tên phải rất dài. Nhưng sau đó đọc báo thì thấy là mũi tên Cổ Loa chỉ dài như thế thôi. Tôi cứ suy nghĩ tại sao mũi tên lại ngắn thế. Nếu gắn thêm phần thân nữa thì gắn kiểu gì và vì sao phần thân tên lại dài thế. Rồi tôi nghĩ đến phương án khác. Đó là nó có thể được lắp vào một vật gì khác để bắn”, ông chia sẻ. Ông Thanh lại tìm kiếm tư liệu trong những nghiên cứu “nỏ thần” trong truyền thuyết. Rồi ông tìm thấy thông tin mà PGS-TS Lê Đình Sỹ, nguyên Phó viện trưởng Viện Lịch sử quân sự VN, giới thiệu tại hội thảo khoa học Danh tướng Cao Lỗ thời dựng nước cách đây nhiều năm. Tại đó, ông Sỹ có nhắc tới việc người dân Cổ Loa kể rằng người ta đã đào được ở chân thành khu vực chợ Sa một ống đồng dài chừng nửa mét, hai đầu bịt kín, dọc thân trổ lỗ như cây sáo. Trước Cách mạng Tháng Tám, ở Cổ Loa cũng có tục rước nỏ thần, chiếc nỏ được làm bằng giấy, giữa thân nỏ để một cái ngáng bằng gỗ, trên thân dùi nhiều lỗ, mỗi lỗ để một mũi tên. Cái ngáng tượng trưng bằng gỗ này có nét tương đồng với ống đồng đào được ở chợ Sa. Chiếc ống có lỗ này được phỏng đoán là ống để lắp tên bắn hàng loạt. Mặc dù vậy, thời điểm đó chính PGS-TS Lê Đình Sỹ cho rằng: “Những cứ liệu trên chưa đủ để người ta phục dựng được chính xác "nỏ thần" ngày xưa khiến cho giặc ngoại xâm khiếp vía, nhưng cũng đủ để khẳng định sự tồn tại thực sự của loại vũ khí đánh xa lợi hại do Cao Lỗ chế tạo”. Đây cũng là khoảng trống để ông Thanh tiếp tục suy nghĩ về một chiếc ống có đục lỗ có thể lắp tên. “Nếu lắp hàng ngang thì hướng mũi tên có thể sẽ tản mát. Vì thế, tôi nghĩ đến cơ cấu là bó tên và sau đó làm thế nào để tháo bó ra”, ông Thanh nhớ lại. Ống tên chứa các mũi tên đặt song song ra đời để hướng các mũi tên được tập trung. Theo ông Thanh, nguyên lý này rất gần với nguyên lý của tên lửa container. Nó là một dạng quả tên lửa to, bên trong chứa những quả tên lửa nhỏ. Khi bay xuống thì quả tên lửa to tách ra, các quả tên lửa nhỏ lại tiếp tục bay tiếp. #nỏ thần An Dương Vương #Cổ Loa #Cao Lỗ #mũi tên đồng Tiêu dùng - Dịch vụXem thêm: Chính Sách Giáo Dục Và Đào Tạo Khoa Học Và Công Nghệ Văn Hóa Khách hàng MBBank được miễn phí trọn đời mọi loại phí thẻ và tài khoảnXét tuyển bậc thạc sĩ tại UFM mang lại nhiều thuận lợi cho người họcEVNSPC tăng cường dịch vụ khách hàng trong cao điểm tháng nóngBạn biết gì về tác dụng của xuyên tâm liên, thanh hao hoa vàng?Hấp dẫn voucher phòng giá chỉ 550.000 đồng của Saigontourist GroupVNG Cloud ‘lấn sân’ mảng giáo dục mang tới giải pháp công nghệ thích ứng hậu CovidHanwha Life Việt Nam ra mắt ứng dụng mới dành riêng cho tư vấn tài chính |