(HNMO) - Hiệp hội taxi TP Hồ Chí Minh vừa lên tiếng trong việc cạnh tranh bất bình đẳng liên quan đến hoạt động vận tải hành khách giữa taxi truyền thống với “Grab” taxi và “Uber” taxi. Bất bình đẳng!Trao đổi phóng viên báo Hànộimới, ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch Hiệp hội Taxi TP Hồ Chí Minh cho hay, việc giá cước “Grab” taxi và “Uber” taxi rẻ hơn taxi truyền thống không có gì quá khó hiểu. Theo ông Hỷ, hiện “Grab” và “Uber” hoạt động nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa thu được tiền thuế, trong khi taxi truyền thống hàng năm vẫn phải nộp thuế đều đặn hàng nghìn tỷ đồng cho nhà nước. Điều này tác động trực tiếp đến giá cước vận tải hành khách. Nếu taxi truyền thống không phải đóng thuế như “Grab” và “Uber” thì chắc chắn giá cước sẽ rẻ bằng, thậm chí rẻ hơn các đơn vị này.Cũng theo ông Hỷ, hoạt động của các đơn vị taxi truyền thống phải chịu sự ràng buộc của 13 điều kiện trong Nghị định 86 của Chính phủ và Thông tư 63 của Bộ GTVT quy định. Đơn cử, taxi truyền thống muốn hoạt động ngoài việc đăng ký kinh doanh vận tải hành khách thì phải gắn hộp đèn mui, đồng hồ tính tiền, logo, công khai giá cước ngoài xe, số điện thoại, đăng ký màu sơn, chỉ dẫn thương hiệu cho từng hãng… Ngược lại, “Grab” taxi và “Uber” taxi không chịu bất cứ sự ràng buộc nào của quy định trên. Điều này vừa thể hiện rõ sự không bình đẳng trong kinh doanh vận tải hành khách vừa khiến cho cơ quan chức năng khó kiểm soát và xử lý vi phạm nếu “Grab” và “Uber” hoạt động không đúng luật.

Bạn đang xem: Grab và uber cái nào rẻ hơn


*

Theo Hiệp hội Taxi TP Hồ Chí Minh, trong trường hợp xảy ra rủi ro đối với khách hàng, đối với taxi truyền thống do hoạt động đúng pháp luật nên việc xử lý cũng như vấn đề bảo vệ quyền lợi cho khách hàng luôn được đảm bảo. Chưa kể, taxi truyền thống còn đóng bảo hiểm cho khách hàng, nếu có rủi ro đều được giải quyết đúng quy định. Ngược lại, “Grab” và “Uber” đều hoàn toàn không có, và nếu xảy ra sự cố tất nhiên khách hàng sẽ thiệt thòi đủ thứ.Bên cạnh đó, taxi truyền thống còn phải chịu sự khống chế và quy hoạch về số lượng đầu xe và kê khai số lượng, còn “Grab” và “Uber” thì không bởi hai đơn vị này vẫn chưa được phép kinh doanh vận tải hành khách.Tại cuộc họp của GTVT TP Hồ Chí Minh về triển khai thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng, ông Lê Hoàng Minh, Phó Giám đốc Sở GTVT TP Hồ Chí Minh cho biết, GrabCar là đề án thí điểm dành cho xe hợp đồng dưới 9 chỗ. Vì thế, khi triển khai thì các biểu trưng như logo, phù hiệu… sẽ phải có đầy đủ trên GrabCar. “Cho dù xe có kết nối với dịch vụ Grab nhưng không đảm bảo các yêu cầu đối với xe hợp đồng vẫn sẽ bị các cơ quan thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông xử lý. Thời gian tới, GrabCar chắc chắn sẽ phải công bố logo gắn lên các phương tiện tham gia dịch vụ này”, ông Minh khẳng định.Hành khách “tố” “Grab” và “Uber”Mới đây, trên trang facebook, tài khoản Hưng Nguyễn (TP Hồ Chí Minh) đã “tố” hãng “Grab” taxi về sự vô trách nhiệm của đơn vị này. Theo anh H, tài xế tên V.N.T đã chở đi chuyến xe từ Nguyễn Thái Bình (quận 1) về đến nhà tại quận Bình Tân. Khi xuống xe do xách quá nhiều đồ đạc trên tay nên anh H đã sơ ý làm rớt chiếc điện thoại Iphone 6 Plus trên xe mà không hay biết.Theo anh H, do ngồi ở hàng ghế sau cuối, nên khi đó tài xế V.N.T xuống mở hàng ghế trước và có thể đã thấy chiếc đoạn thoại rơi trên băng ghế nhưng không nhắc, liền nhanh chóng đóng hàng ghế trên lại, gấp rút leo lên ghế tài ngồi và ra vẻ rất gấp muốn lái xe đi. Khi anh H quay vào nhà được khoảng 6 phút thì mới sực nhớ, sau đó đã điện thoại lại thì không liên lạc được. Tiếp đó anh H đã gọi điện lên tổng đài ngay nhưng không bốc máy. Sau nhiều lần điện mới liên lạc được và yêu cầu công ty cho số điện thoại của tài xế để nói chuyện trực tiếp thì công ty không cung cấp và cho biết sẽ thông báo kết quả sau. Anh H cũng cho hay, rất lâu sau đó công ty mới thông báo lại là khi tài xế chở xong anh H thì lập tức có đợt khách mới nên giờ không biết có phải là khách mới đó lấy hay không. “Thiết nghĩ, lí do trên là không thể chấp nhận được, dám đổ thừa cho khách sau lấy. Chưa kể, khi xuống xe thì ngay sau đó tôi đã gọi cho tài xế V.N.T nhưng không được, tức khả năng khách sau lấy là không thể”, anh H lý giải.Cũng theo anh H, điều đáng nói, khi nghe anh H giải thích và xác minh lại thì công ty này cho biết sẽ không chịu trách nhiệm về vấn đề này.Trước đó, một tài khoản tên Lương Lê Huyền Trân thậm chí còn ghi lại hình ảnh “tố” tài xế “Uber”. Theo chủ tài khoản, tài xế “Uber” có nhận chở 5 kiện hàng, nhưng sau đó đã chạy vòng vòng thành phố để tăng tiền cước. Cụ thể, quãng đường đi từ đường 3/2 (quận 10) đến đường Quang Trung (quận Gò Vấp) khoảng hơn 10km nhưng tài xế đã hét giá cước lên gần 400 nghìn đồng. Khi bị khách phát hiện thì tài xế này chửi khách với lời lẽ rất xúc phạm và đầy thách thức. Khi người dân chứng kiến sự việc đã chạy đuổi theo để chặn xe lại thì tài xế cố đạp ga chạy càng nhanh. Rất may sau đó đã có lực lượng công an giao thông đuổi kịp.

Xem thêm: Hướng Dẫn Hạch Toán Tài Khoản 142 Là Gì ? Quy Định Về Tài Khoản 142 Là Gì

Điều đáng nói, dù có rất nhiều công an vây quanh nhưng tài xế này vẫn cố thủ trong xe không chịu ra. Sau một hồi lâu cố thủ thì cuối cùng tài xế này mới chịu hợp tác và đến cơ quan công an làm việc.